Sơn công nghệ xanh GREENTEX

 

Công nghệ xanh là công nghệ sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc an toàn trong sản xuất sơn, việc không sử dụng các nguyên liệu có chứa chì, thủy ngân, các kim loại nặng khác là một trong những chỉ tiêu hàng đầu của công nghệ xanh trong sản xuất sơn.

      Sơn công nghệ xanh là loại sơn sử dụng nguồn nguyên liệu và kết hợp với ngành công nghiệp xanh hướng tới sự thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm sơn không mùi, sơn có mùi tự nhiên hoặc hạn chế tối ra vấn đề mùi hóa chất trong sơn (sơn nhẹ mùi). Các loại sơn công nghệ xanh còn được gọi với một số tên khác như sơn xanh, sơn sạch, sơn sinh thái và đặc biệt là chúng không chứa các loại hoá chất gây hại cho sức khoẻ như: Apeo, Phoóc môn, Kim loại nặng, lượng hợp chất hữu cơ (VOC) bay hơi rất thấp.

Công nghệ xanh

Tiêu chí đánh giá một sản phẩm sơn công nghệ xanh

Các sản phẩm sơn công nghệ xanh ra đời hướng tới mục tiêu hạn chế rủi ro cho môi trường và sức khoẻ con người do việc sử dụng các loại hóa chất độc hại. Để trở thành một sản phẩm sơn công nghệ xanh cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

1. Nồng độ các tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Yêu cầu về giới hạn nồng độ các hợp chất hữu cơ bay hơi có mặt trong sản phẩm phải không vượt quá các giới hạn dưới đây (tính trên 1 lít sản phẩm đã pha nước theo công thức):

STT Loại sản phẩm Tổng hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (g/l)
1 Sơn lót sản xuất từ nhũ tương dùng cho các sản phẩm mạ kẽm 60
2 Sơn phủ lớp lót bên trong trước khi sơn tường ngoại thất 55
3 Sơn phủ lớp lót bên trong trước khi sơn tường nội thất 65
4 Vật liệu trét phủ hoặc bịt khe trong nội thất 65
5 Sơn lót gỗ sử dụng ngoại thất 50
6 Sơn bóng nội thất 70
7 Sơn bóng mờ nội thất 40
8 Sơn nhũ nội thất độ lóng lánh thấp 16
9 Sơn nội thất loại có thể lau rửa được 16
10 Sơn nội thất dùng cho trần nhà 14
11 Sơn bóng ngoại thất 70
12 Sơn bóng mờ ngoại thất 65
13 Sơn nhũ ngoại thất có độ lóng lánh thấp 50
Bảng tiêu chuẩn

** Đối với các loại sản phẩm sơn khác tổng hợp chất hữu cơ bay hơi phải không được vượt quá 15g/l

*** Đối với các loại sơn sử dụng dung môi không phải là nước để pha chế sản phẩm, tổng hợp chất hữu cơ bay hơi trong sản phẩm sau khi đã pha chế phải không được vượt quá 200g/l.

2. Không chứa các loại hợp chất thuộc nhóm glycol ether

Gồm có:

  • EGME (hoặc các tên gọi khác là Ethylene glycol methyl ether, 2-methoxyethanol monomethylic ether, ethylene-glycol, methyl glycol, MG)
  • EGMEA (hoặc các tên gọi khác là Ethylene acetate, AMG, monomethylic ether acetate, ethylene-glycol)
  • EGEE (hoặc các tên gọi khác là Ethylene glycol ethyl ether, 2-ethoxyethanol, monoethylic ether ethylene-glycol, ethyl glycol, EG)
  • EGEEA (hoặc các tên gọi khác là Ethylene acetate glycol ethyl ether, 2-ethoxyethyle acetate, acetate ethylglycol, AEG)
  • EGDME (hoặc các tên gọi khác là Ethylene glycol dimethyl ether, 1,2-dimethoxyethane)
  • DEGDEE (hoặc các tên gọi khác là diethylene glycol diethyl ether, bis (2-ethoxyethyl) ether)
  • DEGDME (hoặc các tên gọi khác là diethylene glycol dimethyl ether, bis (2-methoxyethyl) ether)
  • TEGDME (hoặc các tên gọi khác là triethylene glycol dimethyl ether)

3. Không sử dụng các loại kim loại nặng

  • Antimony (Sb)
  • Cadmium (Cd)
  • Chì (Pb) 
  • Crôm (Cr)
  • Thủy ngân (Hg)
  • Arsenic (As)
  • Và các hợp chất của chúng trong quá trình sản xuất.

 4. Không chứa các hóa chất có khả năng gây ung thư

Các hóa chất có khả năng gây ung thư được liệt kê trong danh mục hóa chất thuộc nhóm 1 và nhóm 2A do IARC quy định (Xem danh mục hóa chất này tại địa chỉ: http://monographs.iarc.fr/ENG/Classification/) không được phép có mặt trong sản phẩm.

5. APEO và các muối của nó

Không sử dụng chất hoạt động bề mặt APEO (alkylphenol ethoxylate) và các muối của nó trong quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình chế biến nhựa latex và tạo màu.

6. Dung môi pha chế

  • Các dung môi sử dụng để pha chế sản phẩm và các chất sử dụng để làm sạch bề mặt khi sơn phủ và trong khi sử dụng không chứa các hợp chất phá hủy tầng ô-zôn thuộc phụ lục A, B và C của Nghị định thư Montreal.
  • Các loại dung môi hydrocarbon không vượt quá 20% trọng lượng sản phẩm cuối (sau khi pha chế).
  • Không sử dụng hoặc có chứa các dung môi clo hóa
  • Không sử dụng ethylene glycol để pha chế sản phẩm.

7. Bao bì

  • Các loại vật liệu làm bao bì phải có khả năng tái chế được.
  • Không sử dụng các loại mực, thuốc nhuộm, chất màu và các chất phụ gia khác có chứa chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất crôm hóa trị 6 (Cr+6)  để sản xuất bao bì.
  • Tổng hàm lượng kim loại nặng không vượt quá 250 ppm tính trên một đơn vị khối lượng bao bì.
  • Bao bì nhựa phải có ký hiệu nhựa tái chế trên bao bì đóng gói sản phẩm, không được chứa polyvinylclorit (Polyvinylchloride, PVC) hoặc hợp chất chứa clo (chlorinated compounds).
  • Bao bì bằng giấy phải được làm từ bột giấy tái chế với tỷ lệ ít nhất là 70 phần trăm (%) trọng lượng. Trong trường hợp nhà sản xuất có cơ chế thu hồi bao bì để tái chế hay sử dụng lại thì sẽ không áp dụng tiêu chí này.
  • Có hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ hiểu được in ở vị trí dễ nhìn thấy nhất trên bao bì sản phẩm về phương pháp sử dụng sản phẩm an toàn nhất cho môi trường.
Liên hệ qua Zalo
hotline
0939.221.666
popup

Số lượng:

Tổng tiền: